Kỹ thuật bứng chuyển và chăm sóc Cây Cau Vua

Kỹ thuật bứng chuyển và chăm sóc Cây Cau Vua

Các loài cây trong họ cau dừa trước khi đánh chuyển thường không cần phải đôn đảo cây trước mà trực tiếp đánh chuyển cây đem đi trồng tại vị trí mới.
Các bước bứng chuyển cây Cau Vua:

Bước 1: Cắt tỉa cành lá tạo dáng cho tán cây trước khi bứng chuyển
+ Trước khi bứng cây ta có thể cắt bỏ một số cành lá cho tán gọn lại để tránh cho cây nặng nề trong quá trình bứng và hạ cây.
+ Sau khi bứng cây và bó bầu xong, hạ cây xuống ta tiếp tục sửa lại các cành tán cho phù hợp với từng loài cây từng điều kiện vận chuyển đến nơi ươm trồng mới.

Bước 2: Đánh bầu
+ Đánh dấu một vòng tròn xung quanh thân cây cách gốc cây từ 50-60cm tùy thuộc từng cây và đường kính gốc cây.
+ Tạo bầu cây: bầu có hình dạng thang. Tùy theo từng loại cây và kích thước cây để xác định kích thước bầu khác nhau:
Yêu cầu: đường kính gốc > 28cm bầu cây có đường kính > 90 cm và có chiều cao bầu > 80cm.
+ Dùng cuốc, xẻng, xè beng… phải thật sắc tiến hành đào đất và cắt rễ nhỏ, dùng rùi và cưa tay cắt các rễ lớn sao cho thật tròn đều, thật nhẵn ở các đầu cắt. Cứ như vậy tiến hành lần lượt từ trên xuống dưới đến khi nào đủ độ sâu bầu thì thôi. Chú ý hình dáng bầu phải cần đều, tốt nhất là kiểu bầu hình chum. Trước khi cắt rễ cái và rễ to của cây thì phải dùng cọc trống cố định cây hoặc dùng cần cẩu giữ cây không để cho cây đổ.
+ Trong quá trình đánh bầu ta dùng các loại thuốc kích thích ra rễ trộn lẫn với bùn non xoa xung quanh bề mặt ngoài những đốt rễ cây vừa bị chặt đứt:
Dùng thuốc chế phẩm giâm chiết cành 10cc/lọ với tỷ lệ 5 lọ/1kg bùn non sau đó trát lên phần rễ bị chặt quanh đầu
Hòa thuốc ABA.247.NHO ( 10 đến 12 giọt cho vào bình 5 lít) xịt đều xung quanh bầu cây.
+ Chú ý: cau vua có bộ rễ chùm, rễ có dạng hình ống nên khi đánh bầu tránh để rễ dập nát. Với các loại cau chú ý trước khi đánh cần đánh dấu hướng đông – tây.

Bước 3: Bó bầu
Dùng lưới, dây bọc, dây cao su để bó bầu. Đầu tiên ta dùng lưới van để cố định bầu cây, sau đó dùng dây bọc đan theo kiểu mắt cáo luồn từ đáy bầu lên trên và cột chặt vào gốc cây tạo liên kết mắt võng vòng chặt chẽ tránh vỡ bầu khi vận chuyển đến nơi trồng mới.

Bầu được bó theo hình đai mắt võng theo kích thước: ngang bầu hàng cách hàng từ 15-20cm. Dọc bầu hàng cách hàng 10-20cm. Khi thực hiện tránh làm vỡ bầu. bó thân, bó cành: đặt thân cây nằm nghiêng, dùng dây thừng bằng sợi gai mềm quấn sát nhau và chặt xung quanh thân cây từ gốc đến điểm phân cành đầu tiên. Những cành to trên thân cũng được quấn thừng 1 đoạn khoảng 40-50cm. Dây thừng quấn quanh thân cành có tác dụng làm giảm sự khô của vỏ nhờ làm giảm quá trình thoát hơi nước và tránh làm tổn thương vỏ trong quá trình bốc dỡ vận chuyển

Bước 4: Quá trình bốc dỡ và vận chuyển cây
 + Cau, dừa thường là những cây có đường kính nhỏ hoặc trung bình ta có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công, chú ý tránh va đập rơi vỡ khi di chuyển luôn để bầu cây đi trước.
+ Dùng cẩu chuyên dùng để cẩu cây: dùng cáp vải hoặc cáp sắt để buộc vào cây , chỗ nào cố định cáp vào thân cây hoặc cành cây phải lót chăm dạ đóng nẹp tre , gỗ để tránh toạc cành toạc vỏ cây ( tránh tổn thương thân cây) . tuyệt đối chú ý không được làm vỡ bầu cây trong khi cẩu cây lên xe vận chuyển.
+ Trên xe cây phải xếp nghiêng , phải để bầu cây phía trước thùng xe, cành lá phía sau, những bộ phận tiếp giáp vật cứng phải lót vải mềm cẩn thận để tránh xây sát vỏ cây. Nếu để đứng phải buộc thật chặt cả bầu cây và thân cây
+ Trên đường vận chuyển xe phải đi với tốc độ vừa phải , tránh ổ gà , đảm bảo giữ bầu cây không bị vỡ.

Bước 5: Trồng cây
+ Yêu cầu điều kiện vị trí trồng cây nóng ẩm , ưa sáng để sinh trưởng và phát triển. Cau, dừa không yêu cầu khắt khe về điều kiện đất đai , có thể trồng nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất đủ ẩm và không quá khô hạn.
+ Kỹ thuật trồng:
San mặt bằng trên diện tích đào hố trồng cây. Hố trồng cây phải có kích thước lớn hơn bầu cây từ 15-20cm. Hố đào trồng cây phải được hoàn thành trước khi trồng từ 1-2 ngày.
Cây trồng được đặt nhẹ nhàng vào giữa hố, cắt bỏ dât buộc bầu hoặc sọt tre hoặc lớp bao tải bó bầu.
Khi lấp đất được ½ chiều cao hố , ta tiến hành đóng cọc chống cây ( 3 cọc/1 cây) . sau đó ta tiếp tục lấp đất.
Đất lấp vào hố phải là lớp đất màu được trộn đều với phân NPK. Đất bỏ đến đâu được nện chặt xung quanh đến đấy. Lượng phân NPK bón cho mỗi cây trồng từ 5-10kg. Chú ý luôn điều chỉnh cho cây luôn đứng thẳng tán cân đối không nghiêng vẹo.
Khi trồng trên đất cần chú ý bón phân lót trước khi trồng và trồng nông , lấp đất ở gốc không quá sâu để tránh cây bị nghẹn sinh trưởng và ra nhánh kém. Sau khi trồng cây xong ta dùng cọc trống về 4 hướng đều nhau để cố định cây, tránh gió lớn làm siêu vẹo cây, làm đổ cây.
Chú ý: khi trồng cau vua  ở công trường phải đặt đúng hướng như lúc trồng ở vườn ươm thì cây mới sống được.

Bước 6: Chăm sóc cây sau khi trồng
+ Tưới giữ ẩm thường xuyên sau khi trồng cây, mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối cho đến khi cây phát triển tương đối ổn định thì tưới ít hơn 1 ngày/ 1 lần.
Sau khi trồng cần tưới nước mỗi ngày 1 lần cho đất đủ ẩm trong thời gian 10-15 ngày để cây bén rễ  vào đất.
+ Kỹ thuật chăm sóc:
Định kỹ 2 tháng tưới thúc cho cây bằng nước phân chuồng hoại 1/20-1/15 để cây sinh trưởng , phát triển và cho bộ lá xanh tốt
Do yêu cầu nước khá cao nên cần phải tưới nước đều cho cây , không để đất quá khô hạn
+ Phòng trừ một số loại sâu bệnh cho cây họ cau dừa:
Phòng trừ sâu kiến vương ( oryctes) bằng cách bắt giết sâu trưởng thành , sử dụng hố bẫy. Ngoài ra còn phòng trừ rệp, sâu non ăn lá và hoa , mọt, mối.
Phòng trừ bệnh làm thối ngọn dừa do nấm Phytophithora palmivora bằng cách phun kasuran BTN 1-1,5%.

Liên hệ qua Zalo
hotline
0937859929