Cây Sơn Tùng là loại cây có dạng hình tháp nhọn và bắt mắt, lá kim, cây phát triển chậm, lá xanh tươi quanh năm. Cây Sơn Tùng thường được dùng làm cây ngoại thất, cây công trình…để trang trí sân vườn, văn phòng, các công trình đô thị, công viên, hoặc trồng trên các con đường lớn…

 Cây sơn tùng có tên khoa học: Pemphis Acidula, có dạng tháp, là cây sân vườn. Cây sơn tùng phát triển chiều cao chậm nên thường được trồng trang trí  trong sân vườn hay các bồn hoa nhỏ. Cây sơn tùng còn được ưa thích là cây công trình trang trí vườn hoa, công trình đô thị


 Cây sơn tùng Thuộc họ cây lá kim nhưng Sơn Tùng là loại cây phổ biến nhất trong giới Bonsai bởi do thân cây mềm dẻo dễ uốn và cây cũng khá dễ chăm sóc. Cây được uốn với dáng thăng theo từng tầng, tạo cảm giác thăng hoa, thành công trong cuộc sống. Sơn Tùng Bonsai thường được dùng làm món quà dành cho những người lớn tuổi đam mê cây kiểng để duy trì và phát triển tình cảm.


Cây sơn tùng ưa nắng, cây không chịu được bóng râm, điều kiện ngập úng nên cần có đất tơi xốp, thoáng khí. Cây sơn tùng có thể sống tốt trong nhiều điều kiện trồng và chăm sóc khác nhau. Cây sơn tùng có thể trồng cắt cole hoặc cắt tỉa tạo dáng và uốn bonsai. Liên hệ tư vấn nếu gặp phải những vấn đề liên quan đến trồng và chăm sóc cây sơn tùng.
Về Xuất xứ cây sơn tùng: Việt Nam


Ý nghĩa phong thủy:
Mang lại nhiều may mắn cho gia chủ, Điều hòa không khí và làm trong lành môi trường
Cách chăm sóc cây Sơn Tùng:
Sơn Tùng là một trong những cây rất ít sâu bệnh và ít cần được chăm sóc, ta nên đặt cây Sơn Tùng ở nơi có nhiều nắng và ánh sáng tự nhiên thì cây mới sinh trưởng tốt. Do có lá dạng kim nên Sơn Tùng vẫn có thể sống ở nơi có khí hậu lạnh và ít nắng. Đây là điều thuận lợi cho những ai muốn dùng Sơn Tùng làm cây nội thất trưng trong nhà. Nhưng cây sẽ chậm phát triển và lá kém xanh hơn những cây được đặt ngoài trời. Vậy nên, mỗi tuần ta nên mang cây ra ngoài 1-2 lần, đặt dưới nắng khoảng 2 giờ rồi mang vào


Cây Sơn Tùng không có nhu cầu nước cao nhưng cũng nên tưới cho cây 1 ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần. Không cần bón phân cho cây Sơn Tùng cách thường xuyên. Chỉ khi nào thấy đất trong chậu hết chất dinh dưỡng thì thay đất và bón bổ sung thêm phân.


Cách nhân giống cây Sơn Tùng:
Có thể nhân giống Sơn Tùng bằng 2 phương pháp: chiết cành hoặc giâm cành.
Giá thể dùng để ươm cây con: Mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70% mụn dừa, 30% trấu. Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã hoai mục, với tỉ lệ 20 – 30% phân hữu cơ, 30% trấu, 40 – 50% mụn dừa. Sau đó găm cành đã chiết vào bầu đất.


Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm phải đạt được độ cao từ 15 – 20 cm để đảm bảo cho việc sinh trưởng sau này. Nên giữ cây trong bóng râm từ 30 – 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng, khi cây cao từ 80 cm trở lên có thể trồng xuống đất. Cây phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rã bầu.

Nội dung đang được cập nhật...........