Cây xoài là loài cây quen thuộc và gần gũi với đời sống người dân Việt Nam, giờ đây không chỉ được trồng với vai trò cây ăn quả, mà còn là loài cây được trồng để tạo cảnh quan và lấy bóng mát. Có lẽ, chính vì đa công dụng như vậy, người ta thường tìm mua bán cây xoài cổ thụ, cây xoài công trình để trồng trong gia đình cũng như các công trình.
Nguồn gốc cây xoài
Cây xoài là cây ăn quả nhiệt đới nguồn gốc ở Ấn Độ và các vùng giáp ranh như Miến Điện, Việt Nam, Malaysia. Hiện nay ngoài trồng lấy quả ăn, người ta còn trồng cây xoài để lấy bóng mát, tạo cảnh quan cho đường phố một cách tuyệt đẹp. Cây Xanh Athena mang đến các ưu đãi cực khủng khi mua bán cây xoài cổ thụ, công trình.
– Tên hay gọi: Cây Xoài.
– Tên khoa học: Mangifera indica L.
– Họ thực vật: Anacardiaceae.
– Nguồn gốc: có nguồn gốc từ Ấn Độ. Quả xoài là loại phổ biến giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người yêu thích.
– Việt Nam xoài được trồng trên cả nước, vùng trồng xoài nhiều nhất là các tỉnh Sông Cửu Long như: Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ…
Đặc điểm của cây xoài
1. Đặc điểm hình thái
– Rễ Của Cây: tập trung trong phạm vi cách gốc khoảng 2m, thường phân bố ở tầng đất 0 – 50 cm. Tại những vùng có mực nước ngầm thấp hay đất cát thì rễ có thể ăn rất sâu từ 6 – 8m.
– Thân, tán cây: Xoài là loại cây ăn quả thân gỗ mọc rất khỏe có chiều cao cây và tán cây có đường kính tương đương. Tán cây lớn hay nhỏ tùy theo từng loại giống xoài khác nhau.
– Lá và cành: xoài có thể ra 3 – 4 đợt chồi trên một năm tùy vào tuổi cây, thời tiết khí hậu và tình hình dinh dưỡng. Cây con ra nhiều đợt chồi hơn so với cây đang ra quả, cây già rất khó ra chồi. Lá xoài non sau 35 ngày mới chuyển xanh.
– Hoa cây xoài: hoa xoài ra từng chùm ở ngọn cành, mỗi chùm thường có 2 loại hoa là hoa lưỡng tính và hoa đực với tỷ lệ hoa đực phụ thuộc vào giống và điều kiện khí hậu ở địa điểm trồng.
– Quả: thời gian từ thụ tinh ra quả đến chín khoảng 2 – 4T tùy giống. Quả xoài có nhiều hình dáng, kích thước và màu sắc khác nhau: có màu xanh, màu vàng, màu đỏ tím,…có quả tròn, quả dài…
2. Đặc điểm sinh lý
– Cây xoài công trình có thể chịu được nhiệt độ trong khoảng 10°C – 46°C, nhiệt độ tối ưu là 24°C – 27°C. Nhiệt độ và ẩm độ không khí cao sẽ gây hại cho cây.
– Cây xoài cổ thụ là loại không kén đất, có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Nhờ bộ rễ khỏe ăn sâu nên xoài chịu hạn tốt. Nó phát triển tốt trên đất phù sa ven sông như vùng đất tại Đồng Bằng Sông Cửu Long…
3. Công dụng cây xoài cổ thụ
– Lá xoài chứa chất tanin và một hợp chất flavonoid là mangiferin. Có tác dụng hành khí, lợi tiểu, tiêu độc tiêu tích trệ. Nó được dùng chữa bệnh đường hô hấp trên: ho, viêm phế quản cấp và mãn tính.
– Vỏ thân cây xoài chứa tanin và mangiferin 3%. Có tác dụng làm se niêm mạc, thu liễm, sát trùng. Dùng để chữa ho, đau sưng cổ họng…
– Nhân xoài chứa nhiều tinh bột, dầu, tanin, acid galic tự do có tác dụng làm chữa ho, trợ tiêu hóa,…
– Xoài xanh có nhiều vitamin C. Tuy nhiên không nên ăn lúc đói bụng vì gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
– Xoài chín có tác dụng bổ não. Có lợi cho người làm việc trí óc, suy nhược thần kinh. Nên ăn xoài chín vừa phải để nhuận trường, ăn nhiều sẽ bị tiêu chảy…
– Ngoài tác dụng về dinh dưỡng và dược lý, xoài còn được trồng làm cây cho bóng mát. Được trồng nhiều ở vỉa hè, các khu đô thị…
Cách trồng và chăm sóc cây xoài công trình, cổ thụ
Những người bán và mua cây xoài cổ thụ, công trình cần quan tâm hơn hết đến cách trồng và chăm sóc cây xoài. Làm sao để chúng luôn đẹp tạo bóng mát cho không gian hay để chúng cho trái ngon, quả ngọt.
Kỹ thuật trồng cây xoài công trình
– Đắp mô trên mặt liếp: Với đường kính 80-100cm, cao 30cm, thành phần đất đắp mô bao gồm 70% đất mặt, 30% phân chuồng, phân hữu cơ, 200 – 300gr DAP, 3 – 5 kg tro trấu. Tất cả trộn đều vun lại thành mô, trên có rơm rạ phủ lên mặt mô. Để chống mối, kiến làm tổ dưới gốc, có thể trộn thêm vào thành phần mô đất 5 – 10 gr thuốc Basudin hoặc Furadan. Mô được chuẩn bị trước khi đặt cây khoảng 2 – 4 tuần.
– Khoảng cách trồng: Cây Xoài có thể trồng (7m x 7m) hoặc (8m x 8m) trường hợp thâm canh cao có thể trồng dầy hơn với khoảng cách (7m x 5m) hoặc (6mx 5m).
Cách chăm sóc cây xoài cổ thụ
– Tưới nước: Trong thời kỳ cây xoài còn nhỏ việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3 – 4 ngày/lần.
– Phòng trừ sâu bệnh cây xoài:
Cây xoài cũng có nhiều loại sâu bệnh, cũng như việc chăm sóc các loại cây khác, cần phát hiện bệnh sớm và có phương pháp phòng trừ cụ thể.
– Bón phân cho cây xoài:
Hàng năm nên bón mỗi gốc từ 200-400g phân NPK 16-16-8 và khoảng 200g phân urê, lượng phân này được chia ra làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Về cách bón, có thể bón theo lỗ hoặc rải đều xung quanh gốc theo phạm vi của tán và cách gốc từ 0,3 – 0,5m.
Kỹ thuật chăm sóc cây xoài thời điểm đậu quả
Thông thường, trong thời gian cây xoài mang trái cần phải cung cấp phân bón theo 3 thời kỳ, tương ứng với 3 tháng mà cây xoài nuôi trái. Tháng thứ nhất sau khi cây xoài đậu trái. Do thời kỳ này cây xoài rụng trái non rất nhiều, nên để hạn chế hiện tượng này bà con cần phải tăng cường bón phân cho cây. Tuy nhiên trong thời gian này không nên bón phân tập trung một lần, mà hết sức lưu ý là phải chia làm nhiều đợt ở vào 3 thời điểm khác nhau.
– Thời điểm từ 7 đến 10 ngày sau khi xoài đậu trái , nên bón phân và nước tưới đầy đủ kết hợp phun phân bón lá để giúp cây hạn chế rụng trái non.
– Tuần thứ 2 và thứ 3, lúc xoài đậu trái bằng hạt đậu, bên cạnh việc bón phân và nước tưới đầy đủ, cần phun thêm thuốc chống rụng trái non và cung cấp thêm Canxi-Bo để trái non phát triển tốt .
– Tuần thứ 4, lúc này trái xoài được bằng ngón tay, nên cung cấp phân bón đầy đủ phân bón, tuy nhiên nên chú ý tăng cường thêm Kali để cho cây nuôi trái được tốt hơn.
– Sang tháng thứ 2 thì trái xoài đã phát triển bằng cái ly nhỏ, và trong thời gian này trái xoài có tốc độ lớn rất nhanh. Do đó bà con cần cung cấp một lượng phân bón NPK lớn hơn, để giúp cho trái xoài phát riển tốt và đạt kích cỡ tối đa . Chú ý bón phân cân đối, không bón quá nhiều phân đạm sẽ gây rụng trái.